GPA là 1 thuật ngữ không còn xa lạ đối với các bạn học sinh và sinh viên. Đặc biệt là đối với những ai đang có ý định săn học bổng và đi du học. Vậy thuật ngữ này là gì? Các thang điểm và cách tính điểm GPA hiện nay là như thế nào? Hãy cùng giải đáp tất tần tật những thắc mắc trên qua bài viết sau.
Table of Contents
Điểm GPA là gì?
GPA là từ viết tắt của cụm Grade Point Average là điểm tích lũy/ điểm trung bình/ điểm trung bình tích lũy.
Như vậy đây chính là điểm trung bình tích lũy của những học sinh, sinh viên trong toàn bộ quá trình học tập. Ở Việt Nam, điểm GPA có thể hiểu đơn giản là điểm trung bình của 1 học kỳ/ khóa học / năm học.
Các thang điểm GPA
Các thang điểm GPA là gì? Theo đó các thang điểm này sẽ được chia thành:
Thang điểm 10
Thông thường thang điểm 10 được sử dụng để đánh giá về kết quả học tập của những học sinh thuộc cấp trung học cơ sở và Trung học phổ thông cũng như những trường Trung cấp/ Đại học/ Cao đẳng đang áp dụng phương pháp đào tạo dựa theo niên chế.
Về phân loại học sinh
Theo đó đánh giá về kết quả học lực của học kỳ cũng như cả năm học sẽ được tính cụ thể sau đây:
Giỏi nếu như đáp ứng cả 3 điều kiện:
- Điểm trung bình GPA những môn học tối thiểu đạt 8,0 trở lên.
- Đối với học sinh trường chuyên phải có điểm trung bình của môn chuyên tối thiểu đạt 8,0 trở lên. Đối với học sinh không chuyên phải có điểm trung bình của môn Toán hoặc môn Ngữ văn tối thiểu đạt 8,0 trở lên.
- Những môn còn lại điểm trung bình đạt từ 6,5 trở lên
Khá nếu như đáp ứng cả 3 điều kiện:
- Điểm trung bình GPA những môn học tối thiểu đạt 6,5 trở lên.
- Đối với học sinh trường chuyên phải có điểm trung bình của môn chuyên tối thiểu đạt 6,5 trở lên. Đối với học sinh không chuyên phải có điểm trung bình của môn Toán hoặc môn Ngữ văn tối thiểu đạt 6,5 trở lên.
- Những môn còn lại điểm trung bình đạt từ 5,0 trở lên
Trung bình như đáp ứng cả 3 điều kiện:
- Điểm trung bình GPA những môn học tối thiểu đạt 5,0 trở lên.
- Đối với học sinh trường chuyên phải có điểm trung bình của môn chuyên tối thiểu đạt 5,0 trở lên. Đối với học sinh không chuyên phải có điểm trung bình của môn Toán hoặc môn Ngữ văn tối thiểu đạt 5,0 trở lên.
- Những môn còn lại điểm trung bình đạt từ 3,5 trở lên
Yếu yêu cầu điểm GPA những môn học tối thiểu đạt 3,5 trở lên và tất cả những môn học có điểm trung bình của mỗi môn trên 2,0.
Kém: Đối với những trường hợp còn lại.
Về phân loại sinh viên
Đánh giá về kết quả học tập của khoá học, năm học và học kỳ theo điểm trung bình chung những học phần như sau:
- Xuất sắc: từ 9 – 10
- Giỏi: từ 8 – <9
- Khá: từ 7 – <8
- Trung bình khá: từ 6 – <7
- Trung bình: từ 5 – <6
- Yếu: từ 4 – <5 (không đạt)
- Kém: Dưới 4 (không đạt)
Thang điểm chữ
GPA là gì và phân loại cho sinh viên dựa theo thang điểm chữ là như thế nào? Theo đó thang điểm chữ sẽ được sử dụng để phân loại, đánh giá về kết quả học tập của mỗi học phần và môn học học cho sinh viên thuộc bậc cao đẳng/ đại học đang áp dụng phương pháp đào tạo dựa theo hệ thống tín chỉ, cụ thể như sau:
- Điểm A là: loại Giỏi
- Điểm B+ là: loại Khá giỏi
- Điểm B là: loại Khá
- Điểm C+ là: loại Trung bình khá
- Điểm C là: loại Trung bình
- Điểm D+ là: loại Trung bình yếu
- Điểm D là: loại Yếu
- Điểm F là: loại Kém (không đạt)
Thang điểm 4
Thang điểm 4 sẽ được sử dụng để tính điểm GPA của học kì, năm học cũng như điểm trung bình chung được tích lũy trong toàn khóa của sinh viên thuộc bậc cao đẳng/ đại học đang áp dụng phương pháp đào tạo dựa theo hệ thống tín chỉ, cụ thể như sau:
Xếp loại học lực dựa theo năm học và học kỳ:
- Loại Xuất sắc: Điểm GPA đạt từ 3.60 đến 4.00 điểm
- Loại Giỏi: Điểm GPA đạt từ 3.20 đến 3.59 điểm
- Loại Khá: Điểm GPA đạt từ 2.50 đến 3.19 điểm
- Loại Trung bình: Điểm GPA đạt từ 2.00 đến 2.49 điểm
- Loại Yếu: Điểm GPA dưới 2.00 điểm
Bên cạnh đó thang điểm 4 cũng được sử dụng để xếp loại bằng tốt nghiệp:
- Bằng Xuất sắc: Điểm GPA đạt từ 3.60 đến 4.00 điểm
- Bằng Giỏi: Điểm GPA đạt từ 3.20 đến 3.59 điểm
- Bằng Khá: Điểm GPA đạt từ 2.50 đến 3.19 điểm
- Bằng Trung bình: Điểm GPA đạt từ 2.00 đến 2.49 điểm
Tính điểm GPA như thế nào?
GPA là gì và cách tính điểm GPA như thế nào? Theo đó cách tính điểm sẽ được phân chia theo bậc đại học và bậc THPT cụ thể như sau:
Tính điểm ở bậc đại học
Tuỳ thuộc vào quy định của khóa học, trường học mà cách thức tính điểm GPA cũng có sự khác biệt. Đối với cấp bậc đại học thì cách tính điểm GPA cũng tương tự như cách tính điểm tại hệ thống giáo dục ở nước Mỹ.
Ngoài ra điểm trung bình của môn ở những trường của Việt Nam Nam thường có: 60% điểm cuối kỳ, 30% điểm giữa kỳ và 10% điểm chuyên cần. Tỷ lệ này cũng sẽ có sự thay đổi tùy thuộc vào từng môn học khác nhau.
Theo đó cách tính GPA bậc đại học sẽ theo công thức sau:
- GPA = (Tổng điểm trung bình môn x Số tín chỉ) / Tổng số tín chỉ
Tính điểm ở bậc THPT
Đối với bậc THPT, cách tính GPA sẽ dựa theo công thức sau:
- GPA = Tổng điểm trung bình 3 năm / 3
Điểm GPA tốt là gì?
Điểm GPA tốt hiện tại là rất quan trọng. Việc duy trì mức điểm này tốt sẽ giúp cho bạn có được những thuận lợi ở trường đại học. Theo đó hiện tại rất nhiều trường cao đẳng và đại học yêu cầu học sinh/ sinh viên đạt đủ điều kiện để có cơ hội nhận được những chương trình về hỗ trợ tài chính hay học bổng tại trường và tổ chức tài trợ. Nếu như không duy trì được mức điểm này theo như yêu cầu thì rất có thể sẽ mất đi những hỗ trợ này.
Điểm GPA thông thường đạt từ 3.0 đến 3.5 sẽ đạt học lực khá giỏi ở những trường cao đẳng, đại học. Những cơ sở giáo dục hàng đầu thông thường sẽ yêu cầu điểm trung bình ở mức cao hơn là 3,5.
Như vậy qua bài viết trên chắc hẳn bạn đã hiểu được đầy đủ GPA là gì cũng như cách thức tính điểm GPA hiện nay ở các trường trung học Phổ thông và trường Đại học/Cao đẳng. Hy vọng với những thông tin được được enetviet cung cấp qua bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về mức điểm này cũng như đạt được số điểm mong muốn trong suốt quá trình học tập.